Những nhà thờ Công giáo và cảnh đẹp tại Quy Nhơn
LỊCH SỬ VÀ ĐỨC TINhttps://camnangquynhon.com/
Đến với thành phố Quy Nhơn, bạn không thể bỏ qua những công trình mang kiến trúc Phương Tây. Đặc biệt, những nhà thờ nơi đây thực sự rất đẹp, bạn sẽ không thể nào quên nếu được một lần chiêm ngưỡng.
1. Nhà thờ Chính Tòa Quy Nhơn
- Tọa lạc tại: 122 Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, Quy Nhơn
Người dân tại thành phố Quy Nhơn hay gọi nhà thờ Chánh Tòa là nhà thờ Nhọn. Vì nhà thờ có một tháp chuông nhọn cao 42,7m. Đây chính là điểm đặc biệt và mang đậm phong cách Phương Tây của nơi đây. Tọa lạc tại số 122 đường Trần Hưng Đạo, không khó để bạn có thể tìm kiếm được địa điểm này.
Đây được xem là nhà thờ lớn nhất thành phố Quy Nhơn hiện nay và đã có lịch sử hơn 100 năm khi được xây năm 1892.
Bên trong nhà thờ được thiết kế đầy trang trọng, đẹp đẽ với những khung cửa sổ đầy màu sắc sinh động. Tuy là không gian kín nhưng Chính Tòa Quy Nhơn lại vô cùng thoáng đãng và mát mẻ.
Trong nhà thờ, bạn có thể tìm thấy nhiều bức tranh và tượng thánh với giá trị tâm linh và nghệ thuật lớn. Còn tên gọi “Đức Mẹ Mân Côi” là dựa theo bức tượng Đức Mẹ Mân Côi. Lớn đứng sừng sững, dưới chân Đức Mẹ là những thiên thần thật xinh đẹp.
Lễ ngày thường:
- Lễ sáng: 5h đến 6h
- Lễ chiều: 17h30 đến 18h30
Lễ Chúa Nhật:
- Lễ nhất: 5h đến 6h
- Lễ nhì: 7h đến 8h
- Lễ ba: 8h30 đến 9h30 (thánh lễ dành cho thiếu nhi)
- Lễ tư: 17h30 đến 18h30
2. Nhà thờ Đá Quy Nhơn
LỊCH SỬ VÀ ĐỨC TIN
Nhà thờ Đá Quy Nhơn cũng là một trung tâm hành hương lớn của giáo phận Quy Nhơn. Đây là nhà thờ cổ mang lối kiến trúc dân dã, bình dị và được gia công chủ yếu bằng đá tảng. Từ trên cao nhìn xuống khuôn viên nhà thờ Ghềnh Ráng
Được giao hòa bởi không gian thoáng đãng thơ mộng của rừng núi và phố phường. Nhà thờ Đá mang một nét đẹp đặc trưng trong lòng thành phố biển Quy Nhơn. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến tham quan thắng cảnh Ghềnh Ráng. Mộ Hàn Mặc Tử – bãi tắm Hoàng hậu.
Nhà thờ đá Ghềnh Ráng Tiên Sa
Nhà thờ Đá được trang trí theo phong cách hoa lệ với đèn chùm chiếu sáng. Tuy diện tích không quá lớn, nhưng sức chứa của nhà thờ vào khoảng 800 giáo dân cùng một lúc.
Mặt tiền nhà thờ đá Ghềnh Ráng
Nhà thờ đá Ghềnh Ráng nằm sau trong núi. Chủ yếu được xây dựng bằng đa với những bức tượng và những dòng thơ được khắc lên đá.
Điểm ấn tượng chính là bức tường khắc hình “bữa tiệc ly” nổi bật nằm phía sau nhà thờ.
Bức tượng khắc hình “Bữa tiệc ly”.
Đến với không gian của nhà thờ Đá, bạn như được hòa mình vào thiên nhiên với làn gió mát mẻ. Là những tiếng xì xào của tán cây, mùa hương nhẹ của các loài hoa.
3. Nhà thờ Quy Đức Quy Nhơn
LỊCH SỬ VÀ ĐỨC TIN
Quy Đức là nhà thơ có giáo dân nhiều thứ 2 tại thành phố Quy Nhơn, nhờ có diện tích khá lớn. Nơi đây được bao phủ xung quanh, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Điều này giúp mang đến không gian trong lành giữa con đường đầy khói bụi của Quy Nhơn.
Cũng mang trong mình lối kiến trúc đậm nét cổ điển Châu Âu. Ngay khi vừa đặt chân đến khuôn viên nhà thờ. Du khách sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh có một chút gì đó cổ kính. Có một tháp chuông nhỏ vô cùng đẹp mắt, được đặt ở bên phải nhà thờ.
4. Giáo xứ Đồng Tiến Quy Nhơn
Nhà thờ Đồng Tiến, tọa lạc tại số 27 đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Qui Nhơn.
Nhà thờ Đồng Tiến Quy Nhơn được xây dựng theo hình tam giác cân, có chiều cao 15m, và tượng Đức Mẹ đứng phía trước. Trên đỉnh của ngôi thánh đường, lệch một bên, có một cây Thánh giá rộng 2m, dài 5m, thân kéo dài xuống khoảng 1/3 mặt tiền và hướng về phía Đông.
Điều này cho thấy rằng Nhà thờ Đồng Tiến Quy Nhơn này được thiết kế rất độc đáo và có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tôn giáo và kiến trúc.
Sự kết hợp này không chỉ tạo ra một diện mạo đẹp mắt cho ngôi thánh đường mà còn mang đến một ý nghĩa sâu sắc cho cộng đồng tôn giáo và những người đến thăm.
Nếu một lần đến với Quy Nhơn thì bạn hãy ghé thăm Nhà Thờ Đồng Tiến nhé.
5. Giáo xứ Quy Hòa Quy Nhơn
Nhà thờ giáo xứ Quy Hòa, tọa lạc tại Làng Phong, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Nhà thờ giáo xứ Quy Hòa tại Làng Phong có một lịch sử dài và nổi bật trong việc phục vụ anh chị em mắc bệnh phong cùi.
Đằng sau căn bệnh phong (cùi) kinh hoàng một thời đeo đuổi nỗi khiếp đảm cho nhân loại là những tấm lòng bao dung, sự hy sinh cao cả ở một ngôi làng (trại) nằm sâu trong thung lũng Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định).
Làng phong Quy Hòa ngày ấy nghe lạnh lùng đến lạ thường. Bởi một căn bệnh phong hủi được liệt vào tứ chứng nan y nên người bệnh phải sống trong sự xa lánh, ghẻ lạnh ghê gớm của người đời.
Trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) nằm trong một thung sâu. Nơi đây gần như biệt lập với bên ngoài. Được dựng lên cách đây gần 90 năm để mang lại chút hi vọng cho người bệnh.
Một buổi sáng năm 1929, một chiếc ghe cập Bến Cát chở theo một linh mục ốm gầy với bộ râu dài. Dôi mắt sáng cùng một chiếc giường gỗ, một máy quay đĩa nhạc, nhiều sách vở…
Cha Paul Maheu đã dựng một số nhà tranh vách đất cho các bệnh nhân, nhân viên lưu trú. Bác sĩ Lemoine dốc hết tài năng, sức lực để điều trị các bệnh nhân.
Họ xây dựng phòng khám bệnh và phát thuốc. Nơi đây, các bệnh nhân phong có thể tự do lui tới, được tiếp đón như anh chị em trong một gia đình.
Nếu có dịp đến Quy Nhơn, bạn hãy ghé thăm nhà thờ Quy Hòa và khám phá cuộc sống của người dân nơi làng cùi Quy Hòa (Quy Nhơn) một lần nhé.
6. Tiểu Chủng Viện Làng Sông
LỊCH SỬ VÀ ĐỨC TINhttps://xaviaquynhon.com/
Tiểu chủng viện Làng Sông huyện Tuy Phước, Bình Định có từ giữa thế kỷ 19, nằm giữa ruộng đồng, sông nước; nơi này có nhà in chữ Quốc ngữ đầu tiên.
Tiểu chủng viện Làng Sông (huyện Tuy Phước), cách trung tâm TP Quy Nhơn hơn 10 km. Mang vẻ đẹp cổ kính, giữa cánh đồng lúa mênh mông, xanh ngát. Nơi đây có tên gọi Làng Sông, vì bao quanh là vùng ruộng đồng, sông nước.
Cổng vào Tiền Chủng Viện Làng Sông Lối vào tiểu chủng viện quanh năm rợp bóng mát bởi những hàng cây sao trăm tuổi trồng thành hàng hai bên. Tiểu chủng viện là nơi có nhiệm vụ đào tạo các tu sĩ. Sau khi hoàn thành học tập ở đây, các tu sĩ sẽ tiếp tục học tại đại chủng viện để trở thành linh mục.
Khuôn viên Tiền Chủng Viện Làng Sông
Công trình chính của tiểu chủng viện gồm nhà nguyện ở chính giữa. Đối xứng với nhà nguyện là hai dãy nhà lầu là nơi làm việc, học tập của các tu sĩ. Phía trước chủng viện có sân cỏ và những hàng cây sao cao.
Mặt tiền Tiền Chủng Viện Làng Sông
Điểm nhấn của công trình gần trăm tuổi là nhà nguyện, xây theo nét kiến trúc Gothic. Nhà nguyện có 3 cửa tiền quay mặt về phía nam và 8 cửa đông, 8 cửa tây được chạm trổ rất công phu.
Phía trong nhà thờ Tiền Chủng Viện Làng Sông
Bên trong nhà nguyện trang nghiêm, những hàng cột được làm bằng gỗ. Thời kỳ thịnh vượng, nơi đây đã từng thu hút gần 200 tu sĩ từ khắp các tỉnh Trung Trung bộ về sinh sống và học tập.
Gian cung thánh Tiền Chủng Viện Làng Sông
Cung thánh – nơi trang trọng nhất của thánh đường với những đường nét được chạm trổ tinh xảo trên bàn thờ chúa. Phía sau là các tượng nhỏ hơn ở hai bên, cùng các phù điêu đắp nổi tinh tế.
Hai bên hông của thánh đường được trang trí bằng những khung ô đối xứng. Các bông gió trang trí, và những hoa văn hoạ tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối kiến trúc Gothic.
Toàn cảnh khuôn viên Tiền Chủng Viện Làng Sông
Cảnh tiểu chủng viện Làng Sông yên bình giữa cánh đồng lúa đang độ chính trong nắng chiều hoàng hôn. Nơi này mở cửa vào khung thời gian 7h – 11h30 và 14h – 17h30.
Nếu có dịp đến với mảnh đất du lịch Quy Nhơn. Bạn nhớ dành chút thời gian để thăm quan những điều tuyệt vời nhất nơi Tiểu Chủng Viện Làng Sông nhé.